Site icon VIETNAM – KOREA CLINIC

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm nhanh chóng, chính xác

khám sức khỏe an toàn thực phẩm ở đâu?

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc đối với những người làm việc trực tiếp trong ngành thực phẩm. Việc khám sức khỏe giúp phát hiện sớm các bệnh lý như viêm gan A, E, thương hàn, lỵ… từ đó ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm qua thực phẩm.

Thông qua bài viết này, chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các quy định khám sức khỏe trong ngành thực phẩm, các hạng mục khám, địa chỉ khám uy tín, giá dịch vụ…

Giới thiệu về khám sức khỏe an toàn thực phẩm

Tìm hiểu về khám sức khỏe an toàn thực phẩm. Các tên gọi, tầm quan trọng và đối tượng cần khám.

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm là gì?

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm là một hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với những người làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực phẩm. Mục đích chính của việc khám sức khỏe này là để đảm bảo rằng những người này không mắc các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua thực phẩm, qua đó bảo vệ sức khỏe cho chính họ và cho cộng đồng.

Hình ảnh phát hồ sơ khám sức khỏe

Các tên gọi khác của khám sức khỏe an toàn thực phẩm

Khám an toàn thực phẩm còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng miền, ngành nghề và cách gọi thông dụng. Một số tên gọi phổ biến khác mà bạn có thể gặp:

Vì sao cần khám sức khỏe an toàn thực phẩm?

Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao cần khám sức khỏe an toàn thực phẩm.

Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm: Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua thực phẩm như viêm gan A, E, thương hàn, lỵ, tả… Nếu người làm việc trong ngành thực phẩm mắc các bệnh này mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, họ có thể lây nhiễm cho rất nhiều người khác qua thực phẩm.

Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Khi những người làm việc trong ngành thực phẩm có sức khỏe tốt, không mang mầm bệnh, thì thực phẩm được chế biến sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Việc khám sức khỏe định kỳ giúp đảm bảo rằng những người làm việc trong ngành thực phẩm luôn trong tình trạng sức khỏe tốt nhất, có thể tập trung vào công việc và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tuân thủ quy định của pháp luật: Việc khám sức khỏe an toàn thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm không đảm bảo yêu cầu này có thể bị xử phạt hành chính.

Đối tượng khám sức khỏe an toàn thực phẩm

Những ai cần khám sức khỏe an toàn thực phẩm?

Người làm việc trực tiếp với thực phẩm: Đầu bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên chế biến thực phẩm, đồ uống tại các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn công nghiệp…

Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Nhân viên tại các nhà máy chế biến thực phẩm, cửa hàng dịch vụ ăn uống, cửa hàng thực phẩm…

Quy định khám sức khỏe trong ngành thực phẩm

Nhà nước có những quy định chặt chẽ về khám sức khỏe cho những người làm việc trong ngành thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các quy định về khám sức khỏe an toàn thực phẩm được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, bao gồm:

Để dễ hình dung về quy định này, bạn có thể xem đoạn trích nguyên văn được ghi theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP:

Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh trên thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh.

Dựa trên các quy định trên. Các cơ sở y tế xây dựng các nội dung khám phù hợp với quy định hiện hành.

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm gồm những gì?

Mục này tìm hiểu về nội dung và mẫu giấy khám ATTP theo Thông tư 32/2023/TT-BYT. Đây là nội dung khám tiêu chuẩn phổ biến nhất và đáp ứng các quy định của pháp luật về khám ATTP.

Nội dung khám an toàn thực phẩm Thông tư 32/2023/TT-BYT

Dựa trên các quy định về nội dung khám sức khỏe Thông tư 32/2023/TT-BYT (mẫu số 01; 03 – phụ lục số XXIV; danh mục khám sản định kỳ cho lao động nữ – phụ lục XXV) và Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Nội dung khám sức khỏe an toàn thực phẩm Thông tư 32 bao gồm:

Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, đo chỉ số BMI. Đo mạch, huyết áp, phân loại thể lực.

Khám lâm sàng tổng quát các chuyên khoa: Nội khoa. Ngoại – Da liễu. Khám Mắt – đo thị lực. Khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Khám chuyên khoa Răng.

Khám sản phụ khoa cho lao động nữ: Trường hợp khám định kỳ, lao động nữ khám sản khoa theo Danh mục khám chuyên khoa phụ sản – Phụ lục số XXV – Thông tư 32.

Xét nghiệm máu: Công thức máu; Đường máu; Chức năng thận (Ure; Creatinin); Chức năng gan (GOT/ASAT; GPT/ALAT)

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan A. Viêm gan E. Xét nghiệm phân.

Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra tổng thể các chỉ số về nước tiểu

Chụp x-quang tim phổi thẳng: Kiểm tra các bệnh về phổi, lao phổi

Kết luận: Phân loại sức khỏe; tổng hợp hồ sơ – Cấp thẻ xanh chứng nhận cho người đủ điều kiện làm việc trong lĩnh vực F&B.

Khám sản phụ khoa cho lao động nữ theo Thông tư 32

Căn cứ vào Phụ lục XXV – Thông tư số 32/2023/TT-BYT. Nội dung khám sản khoa theo Phụ lục XXV Thông tư 32/2023/TT-BYT chỉ áp dụng với lao động nữ trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ. Nội dung khám bao gồm:

Khám phụ khoa

Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau: Soi tươi; Pap’smear; HPV

Sàng lọc ung thư vú: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau: Khám lâm sàng vú; siêu âm tuyến vú hai bên; chụp x-quang tuyến vú

Siêu âm tử cung – phần phụ: Khi có chỉ định của bác sỹ khám

Mẫu giấy khám sức khỏe an toàn thực phẩm

Theo quy định mới trong Thông tư 32/2023/TT-BYT. Từ ngày 01/01/2024, mẫu giấy khám sức khỏe an toàn thực phẩm cho người lao động  bao gồm các mẫu dưới đây:

Trường hợp người lao động khám ATTP không thuộc diện khám sức khỏe định kỳ: thực hiện theo Mẫu số 01 – phụ luc XXIV – Thông tư 32 và phần nội dung kết hợp với quy định nêu trong Khoản 2 Điều 2 Nghị Định 155/2018/NĐ-CP.

nội dung khám sức khỏe đi học đi làm theo mẫu số 01 phụ lục XXIV thông tư 32

Trường hợp người lao động thuộc diện khám sức khỏe định kỳ ATTP: thực hiện theo Mẫu số 03 – phụ lục XXIV – Thông tư 32/2023/TT-BYT và nội dung khám cần kết hợp với Phụ lục XXV cho lao động nữ và quy định nêu trong Khoản 2 Điều 2 Nghị Định 155/2018/NĐ-CP.

Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 32

Giấy KSK an toàn thực phẩm là một tài liệu quan trọng, chứng nhận rằng người lao động trong lĩnh vực thực phẩm đã được kiểm tra sức khỏe và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua thực phẩm.

Quy trình khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm

Để thuận lợi cho hoạt động khám an toàn thực phẩm của quý khách. Mời bạn xem lướt qua quy trình khám sức khỏe. Các bước chuẩn bị, đăng ký khám và nhận kết quả.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Chuẩn bị danh sách nhân viên và thông tin người khám.

Đối với cá nhân: Mang theo CMND/CCCD/CC và ảnh thẻ 4 x 6 cm nền trắng (chuẩn bị ít nhất 02 ảnh/người).

Bước 2: Đăng ký khám:

Liên hệ với cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe để đăng ký khám, thỏa thuận giá với khách hàng doanh nghiệp, chọn phương án và thời gian trả kết quả phù hợp.

Bước 3: Thực hiện

Thực hiện khám theo nội dung đã thỏa thuận & thực hiện theo quy trình khám tại cơ sở y tế.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tổng hợp hồ sơ khám. Đưa ra đánh giá, phân loại sức khỏe theo tiêu chuẩn 1613/1997/BYT-QĐ. Với lao động đủ điều kiện sẽ cấp giấy chứng nhận sức khỏe. Cấp thẻ xanh ATTP.

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm ở đâu uy tín?

Mục này cung cấp thông tin về nơi đủ thẩm quyền khám sức khỏe VSATTP. Danh sách các cơ sở ở Hà Nội khám ATTP.

Quy định về nơi khám an toàn thực phẩm

Theo Thông tư 32/2023/TT-BYT và Nghị định 155/2018/NĐ-CP:

Khám an toàn thực phẩm được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên. Bao gồm các phòng khám đa khoa và bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe.

Chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất và chế biến tham gia tập huấn và khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đối với người lao động mới bắt đầu vào làm việc tại cơ sở phải được kiểm tra sức khỏe ATTP để đảm bảo đủ điều kiện làm việc.

Có thể bạn cũng cần?

Danh sách các bệnh viện khám an toàn thực phẩm uy tín ở Hà Nội

Nếu bạn có nhu cầu đăn ký khám ATTP và chưa có tên cơ sở y tế nào gợi ý, dưới đây là danh sách để bạn tham khảo:

Phòng khám Đa khoa Việt Hàn là cơ sở y tế đủ tiêu chuẩn khám ATTP cho người lao động. Bạn có thể đăng ký khám ATVSTP tại Việt Hàn với chi phí chỉ từ 500.000 đ – 700.000 đ/ hồ sơ. (Tùy theo khách cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp).

Tất cả các hồ sơ khám ATTP được thực hiện theo mẫu quy định của Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi thường gặp và giải đáp về khám an toàn thực phẩm.

Hồ sơ khám sức khỏe an toàn thực phẩm gồm những gì?

Hồ sơ KSK an toàn thực phẩm là tập hợp các giấy tờ, kết quả khám, xét nghiệm chứng minh rằng bạn đủ điều kiện sức khỏe để làm việc trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hồ sơ này thường bao gồm các loại giấy tờ sau:

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm bao nhiêu tiền?

Chi phí làm giấy KSK an toàn thực phẩm phụ thuộc vào quy định của từng cơ sở y tế. Tại PKĐK Việt Hàn, chi phí dao động từ 500.000 – 700.000 VNĐ. Tùy theo dịch vụ khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp. Giấy KSK an toàn thực phẩm có giá trị hiệu lực 12 tháng.

Khám an toàn thực phẩm mất bao lâu?

Thời gian hoàn thành một cuộc khám sức khỏe dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Số lượng người khám: Nếu có nhiều người cùng khám, thời gian sẽ kéo dài hơn.

Các hạng mục khám: Số lượng các xét nghiệm và khám lâm sàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian.

Cơ sở y tế: Phụ thuộc vào số lượng phòng khám bệnh. Nếu cơ sở y tế có nhiều phòng khám, thời gian khám cũng nhanh hơn.

Mùa vụ: Vào các mùa cao điểm, lượng người đi khám đông, thời gian chờ đợi có thể lâu hơn.

Thông thường, một cuộc khám sức khỏe an toàn thực phẩm theo Thông tư 32 có thể mất từ 30 phút đến 01 giờ để hoàn thành. Tuy nhiên, nếu bạn cần làm thêm các dịch vụ khám chuyên sâu, thời gian có thể kéo dài hơn.

Bài viết rất dài, để có cái nhìn trực quan, mời xem infograpic về Khám ATTP:

Exit mobile version