Khám sức khỏe thẻ xanh là hoạt động kiểm tra sức khỏe dành cho những người làm trong môi trường sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Mục đích khám sức khỏe thẻ xanh là nhằm đảm bảo người lao động khi đang làm việc không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, viêm gan E, HIV, lao, tả, lỵ, thương hàn…
Khám sức khỏe thẻ xanh có nhiều cách gọi khác nhau. Dưới đây là một số cụm từ các cơ sở y tế hay sử dụng:
- Khám thẻ xanh an toàn thực phẩm Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Khám an toàn thực phẩm (ATTP) Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Khám vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Khám an toàn thực phẩm thẻ xanh Thông tư 32/2023/TT-BYT
Khám sức khỏe thẻ xanh Thông tư 32/2023/TT-BYT gồm những gì?
Khám sức khỏe thẻ xanh là một quy trình y tế bắt buộc đối với những người làm trong môi trường sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Mục đích chính của việc khám này là để đảm bảo sức khỏe của người lao động và phòng ngừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến cộng đồng. Quy định về khám sức khỏe an toàn thực phẩm căn cứ theo Khoản 2, Điều 2, Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Khám thẻ xanh an toàn thực phẩm cũng là hoạt động khám định kỳ đối với người lao động. Chịu sự ràng buộc theo quy định của Thông tư 32/2023/TT-BYT. Nội dung khám theo mẫu 03, phụ lục XXIV, Thông tư 32/2023/TT-BYT. Tìm hiểu thêm về: khám sức khỏe theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Đối với các lao động nữ, nội dung khám sản khoa sẽ thực hiện theo danh mục khám có trong mẫu phụ lục XXV, Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Nội dung khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm
Các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra những gói khám an toàn thực phẩm với nội dung khác nhau. Nhưng thường bao gồm các hạng mục sau:
Khám lâm sàng:
Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp
Khám tổng quát các hệ cơ quan: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh…
Khám chuyên khoa: mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, sản phụ khoa,
Xét nghiệm:
Xét nghiệm máu: công thức máu, đường máu, chức năng gan, chức năng thận
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm sản khoa theo yêu cầu của phụ lục XXV, Thông tư 32/2023/TT-BYT: Soi tươi; Pap’smear; HPV
Các xét nghiệm đặc biệt theo yêu cầu của Nghị định 155/2018/NĐ-CP (ví dụ: HIV, viêm gan A, E, lao, phân…).
Chẩn đoán hình ảnh:
Chụp X-quang tim phổi (kiểm tra , phát hiện lao phổi)
Siêu âm ổ bụng, siêu âm vú; khám lâm sàng vú (danh mục khám sản nữ)
Xem hình ảnh mẫu giấy khám sức khỏe theo mẫu 03, phụ lục XXIV, Thông tư 32/2023/TT-BYT
Khám an toàn thực phẩm thẻ xanh Thông tư 32 ở đâu?
Khám sức khỏe thẻ xanh hay còn gọi là Khám an toàn thực phẩm (ATTP) được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên. Bao gồm các phòng khám đa khoa và bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe.
Người lao động cần khám ở các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe. Đây là một từ chuyên môn y tế, bạn có thể xem giấy phép đủ điều kiện khám sức khỏe của chúng tôi tại đây để dễ hình dung.
Danh sách các bệnh viện khám an toàn thực phẩm ở Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
- Bệnh viện Bắc Thăng Long
- Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
- Bệnh viện huyện Ba Vì
- Bệnh viện Đa khoa An Việt
- Bệnh viện Hòe Nhai
- Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà
- Bệnh viện huyện Gia Lâm
- Bệnh viện huyện Hoài Đức
- Bệnh viện Đa khoa Medlatec
- Bệnh viện Đa khoa tư nhân Thăng Long
- Phòng khám Đa khoa quốc tế Thanh Chân
- Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tràng An
- Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây
- Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
- Phòng khám Đa khoa Việt Hàn (Số 246 phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Phòng khám Đa khoa YKAO
- Phòng khám Đa khoa quốc tế An Đạt
- Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt Nga
- Phòng khám Đa khoa Tây Hồ
- Phòng khám Đa khoa 5 sao
- Phòng khám Đa khoa Yên Hòa
- Phòng khám Đa khoa SBB
Lưu ý: Danh sách trên cũng là các cơ sở y tế đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe lái xe. Khám sức khỏe đi làm việc theo thông tư 32/2023/TT-BYT. Danh sách này được Sở Y tế Hà Nội công bố vào năm 2023.
Nếu bạn muốn khám an toàn thực phẩm hoặc khám sức khỏe đổi bằng lái xe B2 ở Việt Hàn, chúng tôi sẽ tặng bạn mã ưu đãi PHUC10. Ưu đãi này giúp giảm 10% hóa đơn khám sức khỏe.
Giá khám sức khỏe thẻ xanh theo Thông tư 32 ở Hà Nội bao nhiêu tiền?
Phí khám sức khỏe an toàn thực phẩm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT không có một mức giá chung áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế. Thay vào đó, chi phí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Cơ sở y tế: Các bệnh viện hoặc phòng khám có đơn giá khác nhau. Thường có sự chênh lệch bởi mức độ đầu tư về công nghệ hoặc chi phí chăm sóc, điều trị, khám chữa bệnh.
- Gói khám: Mỗi gói khám sẽ bao gồm các dịch vụ khám, xét nghiệm khác nhau, dẫn đến mức giá khác nhau.
- Địa điểm: Chi phí khám tại các thành phố lớn thường cao hơn so với các vùng nông thôn.
- Thời điểm khám: Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi có thể làm thay đổi chi phí khám.
Thông tư 32/2023/TT-BYT và Nghị định 155/2018/NĐ-CP chỉ quy định các nội dung khám sức khỏe để kiểm tra và sàng lọc các bệnh truyền nhiễm. Không quy định cụ thể về giá cả các dịch vụ y tế. Để giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về giá. Chúng tôi đã khảo sát một vài bệnh viện & phòng khám tư nhân ở Hà Nội đầu năm 2024. Dưới đây là giá dịch vụ một số gói khám cho các bạn tham khảo:
- Gói khám sức khỏe đi làm theo Thông tư 32 từ: 500.000 đ – 900.000 đ/hồ sơ.
- Gói khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi theo Thông tư 32 từ: 200.000 đ – 400.000 đ/hồ sơ.
- Gói khám sức khỏe an toàn thực phẩm theo Thông tư 32 từ: 550.000 đ – 900.000 đ/hồ sơ.
Giá dịch vụ trên có sự khác biệt rất lớn ở các cơ sở y tế. Mỗi nơi sẽ có những chính sách xây dựng giá và nội dung gói khám riêng. Nếu bạn đang có nhu cầu khám, vui lòng đăng ký khám tại phòng khám đa khoa Việt Hàn, chúng tôi đang chờ phục vụ bạn.
Nguồn bài viết: Thông tư 32/2023/TT-BYT; Nghị định 155/2018/NĐ-CP