Hướng dẫn khám sức khỏe an toàn thực phẩm cho người lao động làm trong môi trường chế biến thực phẩm

Ảnh đại diện PKĐK Việt Hàn
Hướng dẫn khám sức khỏe an toàn thực phẩm cho người lao động làm trong môi trường chế biến thực phẩm

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm là một việc làm thiết yếu để bảo vệ sức khỏe con người. Đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến thực phẩm, cần có sự chung tay góp sức của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân. Nếu bạn đang làm quản lý hoặc nhân viên, người lao động trong các hệ thống nhà hàng, quán ăn, khách sạn, cơ sở chế biến thực phẩm… Vui lòng xem bài hướng dẫn khám sức khỏe an toàn thực phẩm cho người lao động làm trong môi trường chế biến thực phẩm để nắm được các thông tin cần thiết.

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm là gì?

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm là hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ bắt buộc đối với người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Khám sức khỏe an toàn toàn thực phẩm cũng được gọi là khám sức khỏe thẻ xanh. Hoặc khám thẻ xanh an toàn thực phẩm.

Giấy khám sức khỏe thẻ xanh được định nghĩa trong quyết định số 1/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 của Bộ y tế. Là giấy khám sức khỏe dành cho những người làm trong môi trường chế biến thực phẩm. Nhằm đảm bảo người lao động không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, viêm gan E, HIV, lao, tả, lỵ, thương hàn khi đang làm việc.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của khám sức khỏe an toàn thực phẩm

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây là một số lý do chính:

Bảo vệ sức khỏe con người:

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm: Khám sức khỏe giúp phát hiện các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, và các bệnh lý khác có thể lây lan qua thực phẩm. Việc loại bỏ những người mang mầm bệnh khỏi ngành sản xuất thực phẩm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc cho người tiêu dùng.

Phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn: Khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn như lao, viêm gan B, C,… giúp người lao động được điều trị kịp thời và ngăn ngừa lây lan sang người khác.

Nâng cao sức khỏe cho người lao động: Khám sức khỏe giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của người lao động, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe để có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo họ có đủ sức khỏe để làm việc và góp phần nâng cao năng suất lao động.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Kiểm soát chất lượng thực phẩm: Khám sức khỏe giúp đảm bảo rằng người lao động trong ngành sản xuất thực phẩm không mang mầm bệnh hoặc các bệnh lý có thể lây lan qua thực phẩm.

Thúc đẩy sản xuất thực phẩm an toàn: Việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong ngành sản xuất thực phẩm là một trong những yêu cầu quan trọng để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh. Điều này góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nâng cao uy tín thương hiệu: Việc thực hiện nghiêm túc công tác khám sức khỏe cho người lao động sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nâng cao uy tín thương hiệu và tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.

Góp phần phát triển kinh tế – xã hội:

Bảo vệ thương hiệu quốc gia: Khi thực phẩm được sản xuất và chế biến đảm bảo an toàn, chất lượng sẽ góp phần bảo vệ thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế.

Thúc đẩy xuất khẩu: Sản phẩm thực phẩm an toàn sẽ có cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Phát triển du lịch: Du khách sẽ yên tâm hơn khi lựa chọn điểm đến du lịch có nền an toàn thực phẩm được đảm bảo.

Quy định khám sức khỏe trong ngành thực phẩm?

Quy định của pháp luật về khám sức khỏe cho người làm trong môi trường chế biến thực phẩm. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh trên thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh.

Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu quan trọng nhất là không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Trách nhiệm thuộc về chủ cơ sở, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Đối tượng cần khám sức khỏe thẻ xanh an toàn thực phẩm

Những ai phải khám sức khỏe an toàn thực phẩm? Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, và Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT, các đối tượng sau cần thực hiện nghĩa vụ khám sức khỏe an toàn thực phẩm:

  • Người lao động làm việc ở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán đồ uống…
  • Những người tham gia vào chế biến thực phẩm để phục vụ kinh doanh.
  • Người tham gia vào các dây chuyền ở các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhưng có tiếp xúc trực tiếp với hoạt động kinh doanh, chế biến thực phẩm trong quá trình làm việc. Nên khám sức khỏe an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Xem thệm: Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Nội dung khám an toàn thực phẩm gồm những gì?

Dựa trên các quy định mới của Thông tư 32/2023/TT-BYT (mẫu số 01; 03 – phụ lục số XXIV; phụ lục XXV) và Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Danh mục nội dung khám sức khỏe an toàn thực phẩm bắt buộc bao gồm những nội dung sau đây:

Danh mục khám chung Nam và Nữ

Khai thác tiền sử bệnh: Bao gồm tiền sử của cá nhân và các thành viên trong gia đình.

Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, đo chỉ số BMI. Đo mạch, huyết áp, phân loại thể lực.

Khám lâm sàng tổng quát các chuyên khoa: Nội khoa; Ngoại khoa, Da liễu; Mắt; Tai – Mũi – Họng; Răng – Hàm – Mặt; Sản phụ khoa.

Khám cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu; Đường máu; Chức năng thận (Ure; Creatinin); Chức năng gan (GOT/ASAT; GPT/ALAT)
  • Xét nghiệm viêm gan A; xét nghiệm viêm gan E; Xét nghiệm cấy phân.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra đường trong nước tiểu; Protein trong nước tiểu, chất gây nghiện…
  • Chụp x-quang tim phổi thẳng: Kiểm tra các bất thường ở phổi.

Danh mục khám chuyên khoa phụ sản cho phụ nữ

Nội dung khám sản nữ theo mẫu phụ lục XXV – Thông tư 32/2023/TT-BYT. Áp dụng đối với khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ chưa kết hôn và đã kết hôn:

  • Khám phụ khoa
  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau: Soi tươi; Pap’smear; HPV
  • Sàng lọc ung thư vú: Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau: Khám lâm sàng vú; siêu âm tuyến vú hai bên; hoặc chụp x-quang tuyến vú
  • Siêu âm tử cung – phần phụ: Khi có chỉ định của bác sỹ khám

Lưu ý: Các mục khám chi tiết cho lao động nữ cần phân biệt rõ đã và chưa kết hôn. Mục này sẽ do cơ sở y tế đảm nhận.

Kết luận: Phân loại sức khỏe – Cấp thẻ xanh với người đủ điều kiện làm trong lĩnh vực thực phẩm.

Xem thêm: Khám sức khỏe theo thông tư 32

Khám an toàn thực phẩm ở đâu?

Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm hay còn gọi là khám thẻ xanh an toàn thực phẩm phải được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên. Bao gồm các phòng khám đa khoa và bệnh viện đã được Sở Y Tế địa phương chứng nhận đủ điều kiện khám sức khỏe.

Chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất và chế biến tham gia tập huấn và khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Hướng dẫn tìm cơ sở y tế đủ điều kiện khám an toàn thực phẩm

Tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe an toàn thực phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ sở y tế cung cấp gói khám sức khỏe an toàn thực phẩm trên Google Search.

Các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe: Nghĩa là cơ sở đó đã được Sở y tế địa phương chứng nhận và công bố đủ điều kiện khám sức khỏe lên cổng thông tin điện tử. Xem thông tin công bố của phòng khám đa khoa Việt Hàn tại đây: Văn bản công bố của Sở Y Tế Hà Nội

Dưới đây là danh sách gợi ý ở khu vực Hà Nội, bao gồm các bệnh viện và phòng khám. Các nhà cung cấp này có đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của bạn.

Chi phí khám sức khỏe an toàn thực phẩm hết bao nhiêu?

Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP:

Chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất và chế biến tham gia tập huấn và khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Chi phí khám sức khỏe lấy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do người sử dụng lao động chi trả.

Mức phí khám sức khỏe an toàn thực phẩm tùy thuộc vào giá dịch vụ của cơ sở y tế. Giá khám giao động khoảng 500.000 đ – 1.000.000 đ/người/hồ sơ. Giá khám cũng phụ thuộc vào số lượng dịch vụ mà người lao động đăng ký khám. Nếu không rõ danh mục khám bắt buộc, có thể xem lại phần trên của bài viết.

Người sử dụng lao động cần biết?

Quy định về khám sức khỏe an toàn thực phẩm (còn được gọi là khám sức khỏe thẻ xanh) là yêu cầu bắt buộc cho những người đang làm việc trong lĩnh vực thực phẩm. Hãy tuân thủ quy định bằng cách tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng. Vì một Việt Nam khỏe mạnh!

Các lưu ý:

Tần suất khám sức khỏe an toàn thực phẩm: Ít nhất 1 lần/năm.

Địa điểm khám sức khỏe: Các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo quy định của Sở Y tế.

Điều kiện để người lao động tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Phải có kết quả khám sức khỏe an toàn thực phẩm hợp lệ. Được cơ sở y tế cấp thẻ xanh với người đủ điều kiện làm trong lĩnh vực thực phẩm.

Trên đây là nội dung hướng dẫn khám sức khỏe an toàn thực phẩm cho người lao động làm trong môi trường chế biến thực phẩm.

Nếu có nhu cầu, bạn có thể đăng ký gói khám an toàn thực phẩm ở phòng khám Việt Hàn.

Cảm ơn các bạn đã đọc tin này!

Nguồn bài viết: Nghị định 155/2018/NĐ-CP; Thông tư 32/2023/TT-BYT

Một bình luận cho “Hướng dẫn khám sức khỏe an toàn thực phẩm cho người lao động làm trong môi trường chế biến thực phẩm”

  1. Ảnh đại diện Hải Yến
    Hải Yến

    Bài viết rất hữu ích,đúng nội dung mình đang cần tìm hiểu.cảm ơn tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *