Nhà cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ

Ảnh đại diện PKĐK Việt Hàn
Nhà cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ

Tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hàn, bạn có thể thực hiện khám sức khỏe định kỳ với chi phí từ 430.000 đồng trở lên. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng sẽ thăm khám và tư vấn. Kết quả chính xác và nhanh chóng sẽ được cung cấp sau một đến vài ngày.

Xem thêm:

Vì sao nên khám sức khỏe định kỳ?

Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Thông qua việc khám sức khỏe, ta có thể phát hiện sớm những bệnh lý để có kế hoạch điều trị kịp thời và chữa trị khỏi triệt để với chi phí điều trị thấp.

Hầu hết các bệnh ung thư và tim mạch ở giai đoạn khởi phát có thể điều trị thành công cao. Qua đó giảm thiểu chi phí, thời gian và giảm đau đớn cho người bệnh.

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Mà còn giúp phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.

Các lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm

Phát hiện sớm bệnh

Dù bạn cảm thấy khỏe mạnh, việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn. Điều này cho phép bạn có kế hoạch điều trị kịp thời, trước khi bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Theo dõi các chỉ số quan trọng

Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn kiểm tra các chỉ số quan trọng của cơ thể. Bao gồm huyết áp, mỡ máu, đường máu, chức năng gan, chức năng thận… Dựa vào nó, bác sĩ có thể điều trị, tư vấn chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Tạo hồ sơ y tế hoàn chỉnh

Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn có một hồ sơ y tế đầy đủ. Hồ sơ này giúp cho bác sĩ có cơ sở thuận lợi hơn để chẩn đoán bệnh. Bạn cũng có thể truy xuất được dữ liệu tại cơ quan nơi bạn làm việc hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ.

Các quy định về công tác khám sức khỏe cho người lao động

Công tác khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn lao động. Dưới đây là một số quy định liên quan của Bộ Y tế về công tác khám sức khỏe cho người lao động:

Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe

Thông tư này quy định về hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe, phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện khám sức khỏe.

Áp dụng cho người Việt Nam và người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam. Bao gồm cả người học nghề, tập nghề, người lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản, và nhiều đối tượng khác.

Nội dung khám sức khỏe phải áp dụng theo quy định của pháp luật.

Bắt buộc lập hồ sơ, cập nhật thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật và thực hiện khám thể lực chung, bao gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp và các chỉ số khác.

Hiện tại, nhiều nội dung của Thông tư 14/2013/TT-BYT được thay thế và sửa đổi bởi Thông tư 32/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 31/12/2023.

Thông tư 09/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 05/5/2023

Thông tư 09/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 05/5/2023, sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, liên quan đến khám sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý trong thông tư này:

Thay đổi mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ: Thông tư 09/2023/TT-BYT đã điều chỉnh mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo thông tư này.

Khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ: Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo thông tư này.

Hiệu lực thi hành: Thông tư 09/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 05/5/2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023. Phụ lục số 3a của Thông tư này thay thế Phụ lục số 3 tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.

Thông tư 32/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 31/12/2023

Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý trong Thông tư 32/2023/TT-BYT liên quan đến hoạt động khám sức khỏe.

Khám sức khỏe dùng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên

Danh mục khám sức khỏe dùng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên áp dụng theo mẫu số 01 – Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Danh mục này dùng để khám, đánh giá và phân loại sức khỏe cho các đối tượng cần làm hồ sơ khám sức khỏe đi học tập hoặc khám sức khỏe đi làm việc.

Khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi

Danh mục khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi áp dụng theo mẫu số 02 – Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Danh mục này dùng để khám sức khỏe cho các đối tượng là học sinh, người chưa đủ 18 tuổi cần khám để phân loại sức khỏe.

Khám sức khỏe định kỳ (mẫu số 03 – Phụ lục số XXIV)

Danh mục khám sức khỏe định kỳ áp dụng theo mẫu số 03 – Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Danh mục khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 32/2023/TT-BYT. Danh mục được áp dụng cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Danh mục khám chuyên khoa phụ sản (trong khám định kỳ)

Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ áp dụng theo mẫu số 04 – Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2024, quy định khám sức khỏe theo Thông Tư 14/2013/TT-BYT đã được bãi bỏ. Thay vào đó, doanh nghiệp phải khám sức khỏe theo Thông Tư 32/2023/TT-BYT.

Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh trên thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh.

Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu quan trọng nhất là không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Trách nhiệm thuộc về chủ cơ sở, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Quy định về khám sức khỏe an toàn thực phẩm (còn được gọi là khám sức khỏe thẻ xanh) là yêu cầu bắt buộc cho những người đang làm việc trong lĩnh vực thực phẩm. Điều này cũng áp dụng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm muốn được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm ở đâu?

Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP:

Khám sức khỏe an toàn thực phẩm – Khám sức khỏe thẻ xanh (VSATTP) phải được thực hiện ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên.

Chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất và chế biến tham gia tập huấn và khám sức khỏe hàng năm.

Tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hàn, bạn có thể thực hiện KSK định kỳ an toàn thực phẩm với chi phí từ 500.000 đồng trở lên. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng sẽ thăm khám và tư vấn. Kết quả chính xác và nhanh chóng sẽ được cung cấp sau một đến vài ngày.

Cơ sở y tế nào cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hàn, bạn có thể thực hiện KSK định kỳ với chi phí từ 500.000 đồng trở lên. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng sẽ thăm khám và tư vấn. Kết quả chính xác và nhanh chóng sẽ được cung cấp sau một đến vài ngày. Tùy theo mức độ phức tạp của các xét nghiệm đặc biệt. Việc ưu tiên khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, KSK định kỳ cho nhân viên sẽ mang đến một trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Nhớ luôn quan tâm đến sức khỏe của bạn và thực hiện KSK định kỳ để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp!

Nguồn bài viết:

  • Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe
  • Thông tư 09/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 05/5/2023
  • Thông tư 32/2023/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 31/12/2023
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *